+84-123456

Email

[email protected]

Ruben Amorim được trải thảm rước sang M.U. Tổng số HLV người Bồ Đào Nha đang cầm quân ở giải Ngoại hạng Anh mùa này đã bằng với tổng số HLV người Anh. Cả về chất lượng lẫn số lượng, HLV Bồ Đào Nha hiện là một ‘thương hiệu’!

CẢ THẾ GIỚI SĂN LÙNG “MOURINHO MỚI”

HLV giỏi, có nhiều thành tích như Jose Mourinho, thật ra không phải là hiếm. Khác biệt là ở chỗ, khi Mourinho vươn lên đỉnh cao (cách đây đã hơn 20 năm), ông tạo ra rất nhiều dấu ấn sâu đậm mang tính “độc quyền”. Mặt khác, thế giới ngã ngửa, ai cũng phải tự hỏi: HLV ấy… từ đâu ra?

Chính Mourinho phải tự “tiếp thị” trước các cầu thủ của mình. Ông nói với các cầu thủ CLB Uniao de Leiria (Bồ Đào Nha) trong ngày đầu tiên gặp gỡ trên sân tập: “Các anh phải biết rằng tôi rất giỏi, chẳng qua chưa được ai biết đến. Tôi cần sự hợp tác của các anh. 365bet​ Ai tin và thật sự hợp tác, sẽ được cùng tôi chuyển sang các đội bóng lớn chỉ trong nay mai”.

'Thương hiệu' HLV Bồ Đào Nha- Ảnh 1.
HLV Ruben Amorim được kỳ vọng sẽ giúp M.U hồi sinh

Mourinho chỉ mất 1 mùa ở đội bóng nhỏ Uniao de Leiria để làm cho thế giới nhà nghề biết ông là ai. Được rước sang Porto (Bồ Đào Nha), ông vô địch không sót mùa nào, lấy thêm cả cúp UEFA lẫn danh hiệu vô địch Champions League. Rồi ông lại sang Anh và ngay lập tức đăng quang cùng Chelsea, dù đấy là đội bóng chưa từng vô địch quốc gia trong nửa thế kỷ.

Rất nhiều HLV khác đã thành công. Nhưng không phải ai cũng gây ra ảnh hưởng lớn như Mourinho. Các đội nhà giàu đều muốn có “Mourinho mới”. Chính Chelsea cũng vậy, khi họ tuyển mộ André Villas-Boas. Jorge Jesus, Leonardo Jardim, Nuno Espírito, Marco Silva… lần lượt khẳng định năng lực. Dần dà, “thương hiệu Bồ Đào Nha” được hình thành trong làng huấn luyện.

Cách đây không lâu, từng có thống kê cho thấy, ở 7 giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu và giải Saudi Pro League, HLV Bồ Đào Nha là lực lượng đông đảo số 2, chỉ đứng sau lực lượng HLV người Tây Ban Nha (tất nhiên, không tính các HLV bản xứ).

HAM HỌC HỎI VÀ LUÔN CỐ GẮNG

Trong một cuốn sách rất hay, vào loại “best-seller”, do cựu danh thủ Gianluca Vialli và nhà báo nổi tiếng Gabriel Marcotti là đồng tác giả, có một chương riêng viết về nghề huấn luyện. Các HLV người Bồ Đào Nha như Mourinho đặc biệt ham học. Họ say mê, chứ không đơn giản chỉ là “học nghề”. Ngược lại, nếu hỏi một HLV người Anh đã có danh phận về các khóa đào tạo HLV chuẩn mực của FIFA và UEFA, bạn sẽ nghe câu trả lời quen thuộc: “Sao phải học? Chúng tôi vô địch World Cup mà đâu cần học!”. Đấy là khác biệt giữa các trường phái bóng đá.

Ruben Amorim ít ra cũng đã chơi bóng thành công (ông là đồng đội của Cristiano Ronaldo ở 2 kỳ World Cup). Còn lại, từ Mourinho, Villas-Boas cho đến Marco Silva, Paulo Fonseca… đều hầu như không chơi bóng đỉnh cao (hoặc có thì cũng thất bại trong nghề cầu thủ). Họ không có chút kinh nghiệm nào để… ỷ lại, nên càng cố gắng học hỏi. Mặt khác, các HLV “qua trường lớp” ở Bồ Đào Nha thường rất tích cực phát huy tính sáng tạo, áp đặt suy nghĩ, quan điểm riêng của họ. Đấy là cách huấn luyện rất khác so với con đường “truyền thống” của mẫu HLV xuất thân là cầu thủ nhà nghề: Cứ chơi bóng cho tốt, rồi khi treo giày thì lại huấn luyện… như những gì họ đã được huấn luyện.

Bồ Đào Nha là nền bóng đá chuyên xuất khẩu cầu thủ. Ngay cả các CLB lớn nhất như Porto, Benfica… cũng không thể giữ chân ngôi sao, huống hồ là các đội nhỏ. HLV trong làng bóng Bồ Đào Nha càng phải cố gắng hết sức bởi họ không bao giờ có được lực lượng cầu thủ ưng ý, ngôi sao vừa định hình là lập tức ra đi. Hoàn cảnh khó khăn làm cho các HLV Bồ Đào Nha trở nên rất giỏi về chiến thuật cũng như các giải pháp sáng tạo.

Cuối cùng, ở Tây Âu, Bồ Đào Nha là một nước… nghèo. Con nhà nghèo mà muốn đổi đời thì đi đá bóng. Hễ không đủ tài để đá bóng, thì hãy đi học để trở thành HLV giỏi!

Bài viết được đề xuất

Viết một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *